Thực phẩm ăn dặm cho bé và những lưu ý cho bé ăn dặm

Trẻ có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau thông qua phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy (BLW). Lưu ý rằng bài viết này đề cập cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Nội dung chính

Khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể khơi dậy vị giác bằng cách bổ sung các loại thực phẩm vào chế độ ăn. Phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy là phương pháp cho trẻ ăn được từng chút thức ăn nhỏ bé tự cầm được. 

Nhiều người ủng hộ phương pháp này bởi nó mang lại những lợi ích như kích thích trẻ thèm ăn và nâng cao khả năng vận động cho trẻ. Bài viết này chúng mình sẽ đề cập một số thực phẩm ăn dặm tốt và những thực phẩm nên tránh cho bé.

Những thực phẩm ăn dặm tốt cho bé

Quả bơ

Bơ là loại trái cây được biết đến có giá trị dinh dưỡng cao. Đây là thực phẩm lý tưởng cho trẻ sơ sinh và cả người lớn. Bơ là loại trái cây dễ nghiền, nổi tiếng với hàm lượng chất béo lành mạnh và chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin E,...

Chất xơ được biết đến có công dụng tăng cường tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường. Tuy nhiên theo các khảo sát, người Việt rất ít quan tâm tới chất xơ và có nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng. 

Trong 1 nghiên cứu ở trẻ nhỏ, những trẻ ăn nhiều chất xơ cũng được hấp thụ nhiều hơn các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường trí não cho trẻ sơ sinh, bao gồm sắt, vitamin B6. Vì vậy, cho bé ăn bơ và các thực phẩm giàu chất xơ khác sẽ cung cấp cho bé nhiều dưỡng chất có lợi. 

Lưu ý: 

  • Đối với trẻ 6  –  8 tháng tuổi: Cắt 1 quả bơ chín có chiều rộng bằng ngón tay người lớn để dễ cầm.

  • Đối với trẻ 9 – 12 tháng tuổi: Cắt 1 quả bơ chín thành khối hoặc miếng nhỉ.

Thực phẩm ăn dặm cho bé và những lưu ý cho bé ăn dặm

Bơ là loại quả nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh

Sữa chua

Sữa chua là một loại thực phẩm thân thiện vị giác với các lợi ích về canxi, protein và sức khỏe đường ruột. Sữa chua là loại thực phẩm được lên men với vi khuẩn có lợi là Lactobacillus.

Probiotic có trong sữa chua đóng vai trò nổi bật với sức khỏe tiêu hóa và có thể mang lại lợi ích cho trẻ nhỏ gặp các vấn đề dạ dày như tiêu chảy và táo bón. Theo 1 nghiên cứu 2019 tại Nhật Bản, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn sữa chua ít nhất 3 lần 1 tuần làm giảm đáng kể nguy cơ viêm dạ dày. 

Sữa chua nguyên chất có nhiều hương vị có thể được làm ngọt bằng đường bổ sung. Bộ Y tế khuyến nghị trẻ em dưới 2 tuổi nên tránh bổ sung đường. Vì vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể làm sữa chua tại nhà để cân đối lượng đường. 

Thực phẩm ăn dặm cho bé và những lưu ý cho bé ăn dặm

Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa

Xem thêm: Cách làm sữa chua bằng nồi lẩu điện 

Trứng

Trứng là loại thực phẩm dễ tìm, có giá cả phải chăng và dễ chế biến. Trên thực tế, trứng là loại cung cấp chất choline hàng đầu, rất cần thiết cho sự phát triển não và mắt của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy mức độ choline có liên quan tích cực đến thành tích học tập ở trẻ em và tốc độ xử lý thông tin ở trẻ sơ sinh. 

Cần lưu ý rằng chỉ cho trẻ em ăn trứng nấu chín hoàn toàn để làm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nên đun sôi trứng trong 15 phút và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn cho bé.

Cà rốt

Cà rốt có nhiều loại như cam, vàng, tím; mỗi màu cung cấp các chất dinh dưỡng chuyên biệt. Carotenoid là một loại chất dinh dưỡng chuyển hóa thành vitamin A, một loại vitamin thiết yếu để giữ cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt. Cụ thể, lutein là một carotenoid có trong cà rốt. Ba mẹ có thể cho cà rốt vào thực đơn ăn dặm của bé giúp ích cho thị lực và góp phần vào sự phát triển toàn diện của não. 

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm

Giai đoạn ăn dặm là một hành trình không ít thử thách với cả bé và ba mẹ. Để giúp bé yêu có một khởi đầu suôn sẻ và an toàn cho hành trình ăn dặm, ba mẹ cần biết một số lưu ý quan trọng sau đây:

Sử dụng các dụng cụ an toàn sức khỏe

Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch vẫn còn yếu, vì vậy ba mẹ nên sử dụng sản phẩm uy tín để sử dụng, nhất là với việc ăn uống của trẻ. Chúng mình gợi ý cho ba mẹ sản phẩm nấu nướng đến từ nhà Midimori, Sunhouse, Kangaroo,...

Thực phẩm ăn dặm cho bé và những lưu ý cho bé ăn dặm

Lựa chọn đồ bếp uy tín để đảm bảo sức khỏe cho bé

Bài viết liên quan: Tiêu chí lựa chọn nồi lẩu điện tốt nhất cho gia đình

Không nên cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày

Khi bé mới tập ăn, nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, sau đó tăng dần 2 hay 3 bữa tùy từng bé. Không nên cho bé ăn dặm thay thế sữa mẹ hoàn toàn. 

Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm

Nên cho bé đổi thức ăn tránh trường hợp bé bị chán ăn. Ba mẹ cũng không nên ép bé ăn, để trẻ thử và tập quen dần. 

Tránh cho gia vị 

Trong các thưc phẩm ăn dặm đã có lượng muôi đủ cho nhu cầu của bé. Vậy nên, với những trẻ dưới 1 tuổi ba mẹ không nên cho gia vị vào thức ăn của con. 

Hy vọng với những kiến thức chúng mình chia sẻ trên đây phần nào để bé phát triển tốt nhất. Đừng bỏ lỡ các bài viết khác của chúng mình để cùng nuôi con khỏe mạnh ba mẹ nhé!

Tham khảo:

Hướng dẫn sử dụng nồi lẩu điện Midimori

Xếp hạng: 10,0/10- ( 5 Đánh giá )